tuvanlyhon

728x90-ads

  • Trang chủ
  • Giáo Dục
    • Hóa
  • Ẩm thực
  • Công Nghệ
You are here: Home / Giáo Dục / Hóa /

Tháng Mười Một 21, 2023 Tháng Mười Một 21, 2023 Trần Hoàng Oanh

Cách nhận biết muối không tan trong nước

1. Nhận biết muối cabonat không tan trong nước

Có thể bạn quan tâm
  • Trùng hợp đivinyl tạo ra cao su buna có cấu tạo là
  • Glixerol là gì? Tính chất đặc trưng và ứng dụng trong đời sống
  • CO₂ and Greenhouse Gas Emissions
  • Phản ứng trùng hợp của anken

Muối cacbonat là muối của axit cabonic. Đa phần các muối cacbonat không tan trong nước, trừ muối cacbonat của kim loại kiềm. Việc nhận biết muối cacbonat không tan cũng là dạng bài tập hay gặp. Bài viết dưới đây, sẽ cung cấp cho các em cách nhận biết dạng bài này.

Bạn đang xem:

I. Cách nhận biết muối cabonat không tan trong nước

– Một số muối cacbonat không tan thường gặp: CaCO3, MgCO3, BaCO3, ZnCO3.

– Cách nhận biết: Cho tác dụng với axit như HCl, H2SO4 loãng…

– Hiện tượng: Sủi bọt khí CO2.

Ví dụ:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

– Lưu ý: Các muối cacbonat không tan thường gặp trên là chất rắn màu trắng.

II. Mở rộng

– Muối cacbonat không tan dễ bị nhiệt phân hủy:

MgCO3 MgO + CO2↑

– Ứng dụng quan trọng của một số muối cacbonat:

+ CaCO3 là thành phần chính của đá vôi, được dùng để sản xuất vôi, xi măng…

+ ZnCO3 là nguyên liệu dùng trong công nghiệp, nông nghiệp, cao su, xi mạ.

+ Na2CO3 được dùng để nấu xà phòng, sản xuất thủy tinh,..

+ NaHCO3 được dùng làm dược phẩm, hóa chất trong bình cứu hỏa,…

III. Bài tập nhận biết muối cabonat không tan

Bài 1: Hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất rắn: K2SO4, NaCl, BaCO3 và BaSO4 chứa trong lọ mất nhãn.

Hướng dẫn giải:

– Lấy mẫu thử và đánh số thứ tự tương ứng.

– Lần lượt hòa tan từng mẫu thử vào nước:

+ Chất rắn tan trong nước: NaCl và K2SO4. (Nhóm 1)

+ Chất rắn không tan trong nước: BaSO4 và BaCO3. (Nhóm 2)

– Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào các dung dịch ở nhóm 1:

+ Xuất hiện kết tủa trắng: K2SO4.

Phương trình hóa học:

K2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2KCl

+ Không hiện tượng: NaCl.

– Nhỏ vài giọt dung dịch axit HCl vào các chất ở nhóm 2:

+ Chất rắn không tan: BaSO4.

+ Sủi bọt khí không màu: BaCO3.

Phương trình hóa học:

BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2↑ + H2O

– Dán nhãn các chất đã nhận biết.

Bài 2: Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất rắn sau: CaCO3, Na2CO3, MgO và CaO chứa trong các lọ mất nhãn.

Hướng dẫn giải:

– Nhận thấy các chất đều là chất rắn màu trắng.

– Lấy mẫu thử và đánh số thứ tự tương ứng.

– Cho nước vào các mẫu và khuấy đều.

+ Chất tan hoàn toàn trong nước tạo thành dung dịch: Na2CO3 và CaO. (nhóm 1)

CaO + H2O → Ca(OH)2

+ Chất không tan trong nước: CaCO3 và MgO. (nhóm 2)

– Cho lần lượt các chất rắn trong từng nhóm tác dụng với HCl.

Nhóm 1:

+ Chất rắn tan ra và sủi bọt khí: Na2CO3

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2↑

Xem thêm : H3o+ Lewis Structure,Characteristics:43 Complete Quick Facts

+ Chất rắn tan ra, không có sủi bọt khí: CaO

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Nhóm 2:

+ Chất rắn tan ra và sủi bọt khí: CaCO3

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

+ Chất rắn tan ra, không có sủi bọt khí: MgO.

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

– Dán nhãn các chất rắn đã nhận biết.

2. Nhận biết muối sunfit không tan trong nước

Muối sunfit là muối của axit sunfurơ. Các bài tập về muối sunfit cũng khá đa dạng và hay gặp trong các đề thi. Bài viết sau đây, sẽ hướng dẫn các em nhận biết muối sunfit không tan.

I. Cách nhận biết muối sunfit không tan trong nước

– Các muối thường gặp: CaSO3, MgSO3, BaSO3.

– Cách nhận biết: Cho tác dụng với axit như HCl, H2SO4 loãng…

– Hiện tượng: Sủi bọt khí SO2.

Ví dụ:

BaSO3 + 2HCl → BaCl2 + SO2↑ + H2O

Lưu ý: Ta có thể phân biệt được muối MgSO3 với BaSO3 khi cho tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng, dư.

Hiện tượng:

Chất rắn tan thu được dung dịch và sủi bọt khí: MgSO3

Thấy sủi bọt khí, sau phản ứng vẫn còn kết tủa trắng: BaSO3

Phương trình:

MgSO3 + H2SO4 → MgSO4 + SO2↑ + H2O

BaSO3 + H2SO4 → BaSO4↓ + SO2↑ + H2O

II. Mở rộng

Các muối sunfit không tan thì bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit bazơ và SO2.

Ví dụ:

BaSO3BaO + SO2↑

III. Bài tập nhận biết muối sunfit không tan

Bài 1: Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn sau: BaSO3; MgSO3; Na2SO3.

Hướng dẫn giải:

– Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng (trích mẫu thử).

– Cho các mẫu thử vào nước và khuấy đều.

+ Mẫu thử tan hoàn toàn: Na2SO3.

+ Mẫu thử không tan: BaSO3 và MgSO3 (nhóm I)

– Cho các mẫu thử ở nhóm I phản ứng hết với lượng dư H2SO4.

+ Chất rắn tan hết tạo dung dịch đồng nhất và sủi bọt khí: MgSO3

MgSO3 + H2SO4 → MgSO4 + SO2↑ + H2O

+ Thấy sủi bọt khí, vẫn còn kết tủa sau khi phản ứng kết thúc: BaSO3

BaSO3 + H2SO4 → BaSO4↓ + SO2↑ + H2O

– Dán nhãn các chất đã nhận biết.

Bài 2: Khi cho khí SO2 vào lượng dư các dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2, NaOH, NaCl. Số trường hợp thu được kết tủa là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hướng dẫn giải:

SO2 + Ca(OH)2 dư → CaSO3↓ + H2O

Xem thêm : Nêu hiện tượng xảy ra khi dung dịch Iot tác dụng với hồ tinh bột?

SO2 + Ba(OH)2 dư → BaSO3↓ + H2O

SO2 + 2NaOH dư → Na2SO3 + H2O

SO2 + NaCl → không phản ứng.

→ Chỉ có hai trường hợp sinh ra kết tủa.

→ Đáp án B

3. Nhận biết muối sunfua không tan trong nước

Muối sunfua là một hợp chất hóa học có chứa một hoặc nhiều ion trong phân tử. Như vậy, muối sunfua là muối có gốc . Tính chất hóa học của các muối sunfua thì khá là phức tạp và khó. Bài tập về muối sunfua cũng rất nhiều và đa dạng. Tuy nhiên, bài viết dưới đây sẽ giúp các em nắm được dạng bài nhận biết muối sunfua không tan.

I. Cách nhận biết muối sunfua không tan trong nước

– Một số muối sunfua hay gặp: FeS, ZnS, CdS, MnS, CuS …

– Cách nhận biết: Dựa vào màu sắc của muối

– Hiện tượng:

+ FeS, CuS, PbS: màu đen.

+ MnS: màu hồng. + ZnS: màu trắng. + CdS: màu vàng.

Chú ý:

– Một số muối sunfua (FeS, ZnS, MnS…) không tan trong nước nhưng tan được trong axit loãng sinh ra khí H2S. Tuy nhiên không dùng để nhận biết ở trên lớp vì khí H2S độc và có mùi trứng thối. Nếu tiến hành thí nghiệm thì làm trong tủ hút.

Ví dụ:

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑

ZnS + 2HCl → ZnCl2 + H2S↑

– Các muối CuS, CdS không tan axit loãng.

II. Mở rộng

Một số khoáng vật sunfua: pirit (FeS2); cancopirit (FeCuS2); galen (PbS); blenđơ (ZnS).

III. Bài tập nhận biết muối sunfua không tan

Bài 1: Nêu phương pháp để phân biệt hai muối sunfua sau: FeS và CuS.

Hướng dẫn giải:

– Cả hai muối này là chất rắn, màu đen và không tan trong nước.

– Phân biệt: Dùng axit HCl loãng.

– Hiện tượng:

+ Sủi bọt khí có mùi trứng thối: FeS

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑

+ Không hiện tượng: CuS.

Lưu ý: Tiến hành trong tủ hút vì H2S là khí độc và có mùi khó chịu.

Bài 2: Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học khi cho dung dịch Na2S vào lần lượt các dung dịch muối sau: CuSO4, CdCl2, ZnCl2 và MnSO4.

Hướng dẫn giải:

+ Xuất hiện kết tủa đen: CuSO4.

CuSO4 + Na2S → CuS↓ + Na2SO4

+ Xuất hiện kết tủa màu vàng: CdCl2.

CdCl2 + Na2S → CdS↓ + 2NaCl

+ Xuất hiện kết tủa màu hồng: MnSO4.

MnSO4 + Na2S → MnS↓ + Na2SO4

+ Xuất hiện kết tủa màu trắng: ZnCl2.

ZnCl2 + Na2S → ZnS↓ + 2NaCl

Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:

  • Cách nhận biết bazơ tan trong nước

  • Cách nhận biết axit

  • Cách nhận biết các khí hay gặp

  • Cách nhận biết một số oxit

  • Cách nhận biết anken

Săn SALE shopee tháng 11:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3

Nguồn: https://tuvanlyhon.vn
Danh mục: Hóa

Bài viết liên quan

Fe2O3 + CO = Fe + CO2 – Trình cân bằng phản ứng hoá học
Colorado Open Records Act (CORA)
FeS + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH + H2O | NaHCO3 ra CaCO3 | NaHCO3 ra NaOH
H2S Dosimetry by CuO: Towards Stable Sensors by Unravelling the Underlying Solid‐State Chemistry
Học Tập Việt Nam
Học Tập Việt Nam
Al2(SO4)3 + NaOH→ Al(OH)3 + Na2SO4
Al2(SO4)3 + NaOH→ Al(OH)3 + Na2SO4

Chuyên mục: Hóa

728x90-ads

Previous Post: « Các ngày lễ trong năm ở Việt Nam là ngày nào ?
Next Post: Nấu canh huyết heo với hẹ – Món mới trong thực đơn gia đình »

Primary Sidebar

Bài viết nổi bật

Cách mở bình luận trên TikTok khi bị giới hạn cực dễ

Cách mở bình luận trên TikTok khi bị giới hạn cực dễ

Tháng Mười Hai 1, 2023

Ăn sữa chua buổi tối có tăng cân không? 

Ăn sữa chua buổi tối có tăng cân không? 

Tháng Mười Hai 1, 2023

Các cách lấy link bài viết Facebook ĐƠN GIẢN và NHANH CHÓNG

Các cách lấy link bài viết Facebook ĐƠN GIẢN và NHANH CHÓNG

Tháng Mười Hai 1, 2023

Cách điều chỉnh kích thước ô trong bảng Word bằng nhau

Cách điều chỉnh kích thước ô trong bảng Word bằng nhau

Tháng Mười Hai 1, 2023

Bà bầu có ăn được vịt nấu chao không? Lợi ích thịt vịt

Bà bầu có ăn được vịt nấu chao không? Lợi ích thịt vịt

Tháng Mười Hai 1, 2023

Đang Giảm Cân Khi Đói Nên Ăn Gì? Top 10 Gợi Ý Không Thể Bỏ Qua!

Tháng Mười Hai 1, 2023

Ý nghĩa của con số chủ đạo là gì? Cách tính số chủ đạo theo ngày sinh như thế nào?

Ý nghĩa của con số chủ đạo là gì? Cách tính số chủ đạo theo ngày sinh như thế nào?

Tháng Mười Hai 1, 2023

Không nhớ mã số bảo hiểm xã hội làm thế nào?

Không nhớ mã số bảo hiểm xã hội làm thế nào?

Tháng Mười Hai 1, 2023

Sửa Màn Hình Facebook Bị Phóng To Tại Nhà Đơn Giản, Cách Sửa Màn Hình Máy Tính Tự Nhiên Bị Phóng To

Tháng Mười Hai 1, 2023

Có bầu không nên ăn gì? 15 thực phẩm cần kiêng khi mang thai

Có bầu không nên ăn gì? 15 thực phẩm cần kiêng khi mang thai

Tháng Mười Hai 1, 2023

Fe2O3 + CO = Fe + CO2 – Trình cân bằng phản ứng hoá học

Tháng Mười Hai 1, 2023

Thứ 6 ngày 13 và những điều "cấm kỵ" làm bạn rợn tóc gáy

Thứ 6 ngày 13 và những điều “cấm kỵ” làm bạn rợn tóc gáy

Tháng Mười Hai 1, 2023

Phụ nữ nếu cứ giữ 3 thói quen này trước khi đi ngủ sẽ khiến tăng cân chóng mặt

Tháng Mười Hai 1, 2023

[HỎI CHUYÊN GIA] Máy tính chơi game bị lag giật là do đâu? Cách khắc phục?

[HỎI CHUYÊN GIA] Máy tính chơi game bị lag giật là do đâu? Cách khắc phục?

Tháng Mười Hai 1, 2023

Cơ thể ra sao nếu ngày nào bạn cũng ăn đậu phụ?

Cơ thể ra sao nếu ngày nào bạn cũng ăn đậu phụ?

Tháng Mười Hai 1, 2023

Uống bia và uống sữa cùng lúc có nguy hiểm không? Tác dụng bất ngờ từ bia và sữa trong việc làm đẹp

Uống bia và uống sữa cùng lúc có nguy hiểm không? Tác dụng bất ngờ từ bia và sữa trong việc làm đẹp

Tháng Mười Hai 1, 2023

Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng? Cách nhận biết chính xác

Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng? Cách nhận biết chính xác

Tháng Mười Hai 1, 2023

Hướng dẫn cách đánh dấu tích trong Word dễ dàng

Hướng dẫn cách đánh dấu tích trong Word dễ dàng

Tháng Mười Hai 1, 2023

(no title)

Tháng Mười Hai 1, 2023

Bật mí 22 cách tiết kiệm pin cho iPhone vô cùng hiệu quả hay nhất hiện nay (2023)

Tháng Mười Hai 1, 2023

Footer

Về chúng tôi

Blog tư vấn ly hôn tiền thân là Tuvanlyhon.vn là trang chuyên chia sẻ đời sống hôn nhân gia đình, kiến thwusc tổng hợp mọi chủ đề mới lạ trong cuộc sống hiện nay

  • Điều khoản

Mạng xã hội

  • Facebook: https://www.facebook.com/1446206869004531

Theo dõi chúng tôi tại Google News

https://news.google.com/publications/CAAqBwgKMOLnowww9N-yBA 

Địa Chỉ

Trụ sở chính tại Hà Nội: Số 25B, Ngõ 120, Phố Yên Lãng, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội

VP tại TP Hồ Chí Minh: P. 1901, Saigon Trade Center – 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP. HCM

VP tại TP. Thái Nguyên: Số 26, Đường Lê Hữu Trác, Phường Thịnh Đán, TP Thái Nguyên

Map

Bản quyền © 2023